Thị trường gạo châu Á đang giao dịch rất sôi động khi nhu cầu mua hàng từ các thị trường cải thiện rõ rệt, với cả Philippines, Iraq và Hàn Quốc đã thông báo mở thầu. Giá lúa gạo tại Việt Nam theo đó cũng duy trì xu hướng tăng.
Bảng giá lúa gạo trong tuần tính đến ngày 3/5 (đơn vị: đồng/kg)
Loại
Giá
Thay đổi so với tuần trước đó
Lúa khô loại thường 6.400 - 6.500 -
Lúa khô loại dài 6.800 - 6.900 + 50
Gạo nguyên liệu loại 1 (làm ra gạo 5% tấm) 8.400 - 8.500 + 200
Gạo nguyên liệu loại 2 (làm ra gạo 25% tấm) 8.200 - 8.300 + 200
Gạo thành phẩm 5% tấm 9.600 - 9.700 + 100
Gạo thành phẩm 15% tấm 9.400 - 9.500 + 150
Gạo thành phẩm 25% tấm 9.200 - 9.300 + 250
(Theo hệ thống ghi giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam)
Nguồn bài viết https://vietnambiz.vn/gia-lua-gao-tai-dbscl-giu-da-tang-kha-doi-phien-dau-thau-g2p-cua-philippines-53149.html
Tính đến ngày 3/5, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch xong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 với năng suất khoảng đạt 6,7 – 6,8 tấn/ha. Diện tích xuống giống vụ Hè Thu 2018 đạt 750.000 ha so với kế hoạch 1,650 triệu ha.
Ảnh: Reuters
Tình hình tại một số nước xuất khẩu gạo lớn
Tại Pakistan, xuất khẩu gạo 9 tháng đầu niên vụ 2017 – 2018 (từ tháng 7/2017 đến tháng 3/2018) tăng khoảng 27,67% so với cùng kỳ năm trước lên hơn 3,1 triệu tấn gạo.
Tại Campuchia, nước này sản xuất được 10,5 triệu tấn lúa trong năm 2017, tăng 5,7% sovới năm trước đó. Với sản lượn này, ngoài tiêu thụ nội địa, nước này sẽ có 5,56 triệu tấn lúa, tương đương 3,56 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu. Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia, theo sau là Pháp và Ba Lan.
Tình hình tại một số nước nhập khẩu gạo lớn
Tại Philippines, nước này đã tái đấu thầu thành công hợp đồng nhập khẩu 250.000 tấn gạo với Thái Lan và Việt Nam trong tuần trước. Việt Nam trúng thầuxuất khẩu 50.000 tấn gạo 15% tấm ở mức giá 526,50 USD/tấn và 80.000 tấn gạo 25% tấm ở mức giá 517,50 USD/tấn. Thái Lan trúng thầu xuất khẩu 120.000 tấn gạo 25% tấm ở mức giá 520 USD/tấn. Sau phiên đấu thầu G2G này, Philippines sẽ tiếp tục tìm kiếm nguồn cung 250.000 tấn gạo khác với tư nhân quốc tế.
Tại Sri Lanka, Bộ Công Thương đã quyết định ngừng nhập khẩu gạo. Bộ cho biết giấy phép nhập khẩu gạo của thương nhân chỉ đến ngày 30/4. Biện pháp này được thực hiện để nông dân dân có thể bán lúa thu hoạch với giá phù hợp.
Tình hình giá gạo tại thị trường châu Á
Đấu thầu Philippines chi phối tin tức trong tuần qua, giúp giá gạo tại châu Á tiếp tục khuynh hướng ổn định.
Trong đó, giá gạo Pakistan, Thái Lan tăng trước khi giảm nhẹ trở lại vào cuối tuần. Giá gạo Ấn Độ ở mức thấp hơn so với các nước khác nên đã kích thích nhu cầu mua từ châu Phi.
Thị trường Thái Lan giảm nhẹ vào cuối tuần vì mọi chú ý đổ dồn vào đơn hàng của Philippines. Trong khi đó, nông dân sẽ thu hoạch vụ tới vào tháng 7 và tháng 8.
Thị trường Pakistan hồi phục nhờ nhu cầu từ Indonesia cải thiện và thỏa thuận với Trun Quốc. Tại Ấn Độ, giá gạo đang ở mức khá cạnh tranh nên có thể thu hút nhu cầu mua gạo tấm, gạo đồ và thậm chí gạo trắng từ châu Phi.
Tuần tới, thị trường gạo châu Á tiếp tục ngóng phiên đấu thầu 250.000 tấn gạo theo G2P của Philippines. Hàn Quốc cũng trở thành tâm điểm khi đấu thầu hợp đồng nhập khẩu 72.800 tấn gạo hạt ngắn và giao tháng trong tháng 6.
Trong khi đó, Iraq có thể hướng đến thị trường Nam Mỹ vì giá gạo châu Á cao. Iraq thông báo đấu thầu vào ngày 6/5 để mua 30.000 tấn gạo trắng 5% tấm.
Ngoài ra, Bangladesh có thể sẽ tăng mua gạo châu Á trong thời gian tới.
Đăng nhận xét