Cập nhật lúc 14h hôm nay (20/10), vàng miếng SJC đã chính thức vượt mốc 58 triệu đồng/lượng sau nhiều ngày liên tục điều chỉnh tăng.
Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-vang-hom-nay-92.htm
Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn giao dịch chiều mua vào - bán ra của vàng SJC ở mức 57,35 - 58,05 triệu đồng/lượng, chênh lệch giá mua – bán đang là 730.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay đang ở mức 1.776,5 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá niêm yết ngân hàng Vietcombank, vàng thế giới tương đương 48,9 triệu đồng/lượng, tức cách biệt đến 9,2 triệu so với vàng trong nước.
Trong tuần giao dịch trước đó, chênh lệch giá vàng giữa hai thị trường đã ghi nhận mức cao kỷ lục, lên đến 9,58 triệu đồng/lượng.
Theo các chuyên gia, thực tế giá vàng trong nước lâu nay vẫn cao hơn so với thế giới nhưng mức chênh này thường không nhiều.
Đơn cử như thời điểm cuối tháng 7/2020, khi giá thế giới biến động mạnh, vàng trong nước lên cao kỳ lục hơn 60 triệu đồng/lượng thì mỗi lượng SJC cũng chỉ cao hơn giá quốc tế 2 - 2,5 triệu đồng/lượng. Đến tháng 8/2020, mức vênh giữa hai thị trường là 4 - 4,5 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá vàng trong nước có một số thời điểm cao từ 8,5-9,5 triệu/lượng. Đây là mức chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây.
"Giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới lên đến hơn 9 triệu đồng/lượng là chuyện chưa bao giờ xảy ra", ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư của Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng, nhận định.
Chia sẻ với người viết, ông Khánh cho biết sở dĩ giá vàng trong nước cao hơn vàng thế giới nhiều như vậy là do nguồn cung vàng hiện độc quyền bởi Ngân hàng Nhà nước nên thị trường vàng khan hiếm nguồn cung, từ đó, đẩy giá lên cao.
Cùng với việc siết chặt đường biên giới khiến việc nhập lậu trở nên khó khăn, nguồn vàng lậu vì thế có khả năng giảm.
Trong khi nguồn cung thu hẹp thì một lý do nữa là lượng vàng trong năm ngoái của các doanh nghiệp nhập vào ở mức giá cao vẫn tồn kho nên hiện nay các đơn vị có xu hướng giữ giá để hạn chế rủi ro.
"Đó là lý do vì sao giá vàng thế giới tăng hoặc giảm mạnh nhưng vàng trong nước không thay đổi nhiều, thậm chí là đứng yên", ông Khánh nhận định.
Thị trường vàng Việt Nam và thế giới không liên thông với nhau. Hiện nay cơ quan nhập khẩu vàng duy nhất là Ngân hàng Nhà nước nên giá vàng trong nước có thể lên cao so với giá vàng thế giới khi nhu cầu cao.
Do đó, điều này cũng nới khoảng cách giá vàng thế giới và giá vàng trong trong nước thêm rộng. Có những thời điểm, giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi vàng trong nước không mấy động tĩnh.
Điển hình như phiên giao dịch ngày 18/10, giá vàng thế giới từ 1.780 USD/ounce lao xuống 1.768 USD/ounce, giảm 12 USD/ounce, nhưng giá vàng tại thị trường Việt Nam lại gần như đứng yên với giá SJC chốt phiên ở mức 57,1 - 57,82 triệu đồng/lượng.
Còn tiếp...
Tham khảo: https://vietnambiz.vn/vi-sao-gia-vang-tang-cao-nhung-mua-vao-cam-chac-lo-20211018160902059.htm
\Còn tiếp...
Tham khảo:
Đăng nhận xét