Giá lợn hơi tại Thanh Hóa tăng 2.000 đồng lên 47.000 đ/kg. Tại Quảng Ngãi, giá tăng 3.000 đ/kg lên 43.000 đ/kg. Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Nghệ An giá tăng 1.000 đ/kg lên 41.000 - 46.000 đ/kg; Đắk Lắk tăng 1.000 đồng lên 45.000 đ/kg.
Nhìn chung, giá lợn hơi hôm nay trong khu vực vẫn ở mức tốt, dao động trong khoảng 38.000 - 47.000 đ/kg.
Thị trường miền Nam sôi động nhất cả nước
Giá lợn hơi tại miền Nam tăng 1.000 - 3.000 đ/kg, Đồng Tháp tăng nhiều nhất, 3.000 đ/kg lên 46.000 đ/kg. Tại Long An, giá lợn hơi cũng tăng mạnh 2.000 đồng lên khoảng 47.000 - 48.000 đ/kg tùy lợn xấu hay đẹp.
Nguồn Chăn nuôi lợn
Giá lợn hơi Bến Tre, Trà Vinh và Đồng Nai cùng tăng nhẹ khoảng 2.000 đồng lên khoảng 46.000 - 47.000 đ/kg; Cần Thơ tăng 47.000 đ/kg; Kiên Giang, Cà Mau tăng 1.000 đồng lên 46.000 đ/kg. Tại huyện Củ Chi (TP HCM), giá lợn cũng dao động khoảng 46.000 đ/kg. .
Hiện, giá lợn hơi hôm nay toàn miền dao động trong mức 38.000 - 48.000 đ/kg.
Giá thịt lợn móc hàm hôm nay giảm
Giá thịt lợn móc hàm hôm nay tại các chợ khu vực Hà Nội và Hải Dương đang ở mức 58.000 - 60.000 đ/kg, giảm so với ngày hôm qua.
Tại chợ Kim Giang, chợ Ngã Tư Sở và chợ Phùng Khoang giá lợn móc hàm đã lên tới 60.000 đ/kg. Cụ thể thịt lợn nạc vai 90.000 đ/kg, thịt ba chỉ 90.000 đ/kg, thịt bắp giò 90.000 đ/kg và thịt mông sấn 75.000 đ/kg.
Trong siêu thị Big C thịt đùi 80.000 đ/kg, thịt vai 70.000 đ/kg, thịt thăn 100.000 đ/kg, ba rọi không da 113.000 đ/kg, ba rọi bình thường 80.000 đ/kg.
Các chuyên gia nhận định:
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá lợn hơi tăng trong tháng qua chủ yếu là do nguồn cung giảm rất mạnh, do trước đó người chăn nuôi giảm đàn hoặc ngừng chăn nuôi. Ước tính của Tổng cục Thống kê, số lượng lợn hiện tại của cả nước giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nguyên nhân tăng giá lợn là kết quả của việc quả của việc thực hiện các chính sách giảm cung và tăng cầu.
Cũng thời điểm này năm 2017, giá lợn rất thấp và đặc biệt giá thấp kéo dài từ cuối năm 2016 sang đến năm 2017, đẩy ngành chăn nuôi vào tình trạng khủng hoảng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chủ trương chỉ đạo các địa phương giảm cung, tăng cầu với chính sách giảm đàn nái, tăng nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong nước, giảm nhập từ các nước khác.
Việc giảm đàn nái thông thường phải mất một năm mới thấy được hiệu quả. Đến thời điểm này, kết quả là giá lợn trên khắp cả nước đã tăng mạnh, giúp người chăn nuôi có lãi.
Theo Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, giá thịt lợn hơi tăng lên mức 40.000-42.000 đ/kg, cá biệt có nhiều nơi chạm mốc 44.000 đ/kg là giá rất tốt, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành hàng thịt lợn.
Với mức giá này giúp người chăn nuôi có lãi, người kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi cũng có lãi và người tiêu dùng thì có thể chấp nhận mua được vì phù hợp với túi tiền. Mức giá trên 40.000 đ/kg sẽ duy trì trong một thời gian tương đối dài.
Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi lưu ý, nguồn cung thịt lợn trên thị trường đã ngang bằng với nhu cầu. Người chăn nuôi không nên găm hàng vì dễ tạo sốt ảo, không bền vững. Lợn nuôi đến lứa xuất chuồng có trọng lượng từ 90-110kg/con có thể bán để chốt lời, bởi nguồn cung của chúng ta hiện nay không hề thiếu.
Còn một số thị trường nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam như Trung Quốc, Campuchia…thì đang có dấu hiệu cung vượt cầu.
Người chăn nuôi nên duy trì đàn lợn của gia đình mình ổn định, không tăng đàn ồ ạt. Thời điểm này không nên đi mua lợn giống giá cao vì đến lúc bán rất dễ bị lỗ.
Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) dự báo, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn các tháng mùa hè sẽ giảm và giá thức ăn chăn nuôi sẽ tăng, do các loại nguyên liệu chính như khô, đậu nành, bắp và đặc biệt các loại thức ăn bổ sung nhập khẩu tăng cao. Do đó, người chăn nuôi không nên tăng đàn ồ ạt trở lại bởi chăn nuôi lợn vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ về thị trường.
Đăng nhận xét